Có Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho ta, vì trong số chúng ta đây, có thể có người chưa hề « gặp Ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy Ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh, muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con Ma đó có thật hay không.
DINH NGHIA VE MA
Ma là gì ? Chữ Ma do chữ Phạn Mâra mà ra. Tiếng Tây tạng là bDud , tiếng Nhật là Hajun , tiếng Hán là Mo, nhưng người Trung hoa thường âm từ tiếng Phạn và gọi là Ma-la , vần r không có trong tiếng Trung hoa nên người Trung hoa thường gọi là Ma-la thay vì là Ma-ra . Kể dài dòng ra như thế để thấy rằng không phải chỉ có người Việt Nam ta mới « thấy » Ma
Kinh sách định nghĩa chữ Ma ( Mâra ) là « Quỷ sứ cám dỗ », một thứ « Quỷ tinh ranh » tượng trưng cho những xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của một hành giả.
Trong Phổ diệu Kinh ( Latitavistara ), bộ Kinh kể lại cuộc đời của Đức Phật, cho biết Ma đã từng dùng mọi xảo thuật ma quái để quấy nhiễu và cản trở không cho Vị Phật tương lai là Thích Ca Mâu Ni đạt được Giác ngộ. Trong đêm trước khi Ngài thành Phật, Ma dẫn ba con ma nữ đến quyến rũ Ngài, lại đưa ma quân đến để ném đá như mưa vào Đức Phật. Ma đòi Phật phải nhường ngai lại cho hắn,vì hắn nhất định bảo rằng không có gì chứng nhận Phật đã đạt đượcGiác ngộ. Phật liền dùng tay phải chạm xuống mặt đất, mặt đất liền bịchấn động và rung chuyển ầm ầm,chứng minh cho sự Giác ngộ đích thực của Ngài. Ma liền biến mất nhưbị phù phép vậy
Như vừa kể trên đây, ta có ma nữ , ma quân …vì thế ta cũng có Ma vương. Ma vương cũng là cách dịch khác của chữ Mâra. Ma vương là Vua các loài Thiên ma , ngụ ở cảnh trời gọi là Tha-hoá Tự-tại thiên ( Paranirmitavasavartin ), tức là cảnh trời thứ sáu trong cõi Dục giới , tức là cảnh giới thấp nhất trong Tam giới . Ma vương có phép thần thông, chuyên dùng ma thuật để phá rối, ngăn cản sự tu tập của những vị Bồ-tát . Ma vương còn có tên là Ma vương Ba-tuần , tức là tên của Tha-hoá Tự-tại thiên vương.
Vậy theo Kinh sách, có bao nhiêu thứ Ma tất cả ? Thật ra Ma nhiều lắm, nhưng tựu trung được phân loại ra làm bốn thứ Ma . Cách phân loại lại khác biệt nhau giữa Thừa Kinh điển (Sûtrayâna) và Kimcương thừa (Vajrayâna). Vì thế cộng lại có đến tám thứ Ma ( Bát ma ).
Theo Thừa Kinh điển (Sûtrayâna) bốn loại Ma ( Tứ ma ) là :
1. Ma của cấu hợp (Skandhamâra) : đó là thứ ma quáilàm cơ sở cho khổ đau và cái chết mà ta phải gánh chịu trong cõi luânhồi. Con ma đó gọi là « con ma của cái chết ». Kinh sách tiếng Hán gọi là Ấm ma, Uẩn ma, hay Ngũ chúng ma .
2. Ma của dục vọng (Klésamâra) : bao gồm những dục vọng, ham muốn, thèm khát, đẩy ta vào những hành vi tiêu cực, tạo ra nghiệp xấu, thu ngắn kiếp nhân sinh, đưa ta vào vòng khổ đau củacõi luân hồi. Đó là « con ma gây ra cái chết », kinh sách gốc Hán gọi là Phiền não ma.
3. Ma của thần chết (Mrtyumâra) : đó là sự hủy hoại, cứu cánh tất nhiên của sự sinh, hậu quả của bản chất cấu hợp của mọi hiện tượng, tức là hiện tượng Vô thường . Con ma này có tên là« con ma vô thường », kinh sách tiếng Hán gọi là Tử ma .
4. Ma của những con trời (Devaputramâra) : bao gồm những thứ ma làm cho ta đãng trí, phân tâm, xúi dục ta bám níu vào ảo giác của những vật thể bên ngoài, cản trở sự tu học. Đó là« con ma bấn loạn », kinh sách tiếng Hán gọi là Tha-hoá Tự-tại Thiên tử ma , gọi tắt là Thiên ma , tức thần thánh tay sai của Thiên-hóa Tự tại vương .
Theo Kim cương thừa (Vajrayâna) bốn thứ Ma lại được định nghĩa như sau :
1. Ma xiềng xích (tiếng Tây tạng : thogs-bcas-kyi bdud) : con Ma này rất hung tợn và lộ liễu, gây ra phiền não, binh tật và chướng ngại bên ngoài. Đây là con Ma của sự bám níu và ghét bỏ đối với những vật thể và hiện tượng chung quanh. Kinh sách tiếng Hán gọi là Phiền não ma .
2. Ma thả lỏng (tiếng Tây tạng : thogs-med-kyi bdud) : đó là ba thứ nọc độc chính và năm thứ nọc độc phụ, tức là những dục vọng chính yếu và thứ yếu, nhữngtư tưởng hay tư duy bấn loạn chưađược khắc phục, xâm chiếm tâm thức ta và gây ra khổ đau. Kinh sách gốc tiếng Hán gọi là Tâm ma .
3. Ma khánh hỷ (tiếng Tây tạng : dga’-brod-kyi bdud) : đó là con ma đội lốt hân hoan, vui thích, con ma của sự tự mãn, tự đại, thỏa mản với chính mình, xem mình là đặc biệt hơn cả mọi người, bám níu vào những « kết quả » và« kinh nghiệm » thiền định của mình, cho đấy là đúng và trở nên hãnh diện. Kinh gốc tiếng Hán gọi là Thiện căn ma .
4. Ma kiêu căng (tiếng Tây tạng : snyems-byed-kyi bdud) : đó là ma ngạo mạn, tự mãn, tự kiêu. Đấy là bản chất căn bản của con ma mang tên là cái « tôi », cái « ngã ». Kinh gốc tiếng Hán gọi là Tam muội ma
Có sách còn phân chia ra làm mười thứ Ma ( Thập ma ), như vậy ngoài tám thứ ma đã kể trên còn có : Thiện trí thức ma : tức là nhữngkẻ thông hiểu được đạo lý, nhưng tham tiếc đạo lý ấy mà giữ nguyên cho mình, chẳng chỉ dạy cho kẻ khác. Bồ-đề Pháp-trí ma : là những kẻ tuy đã phát lộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước làm chelấp mất chính đạo.
Đã nói đến danh từ và định nghĩa thì cũng mạn phép người đọc kể ra cho hết : Ma cảnh : khung cảnh do ma quái tạo ra để phỉnh gạt và ngăn trở người tu hành. Ma chướng : những chướng ngại, ngăn chận việc tu hành và sự thăng tiến của trí tuệ. Ma duyên : còn gọi là ác duyên , tức là những xui khiến đưa đến nghịch cảnh, bất lợi hay độc hại. Ma đàn : là sự bố thí của ma, khôngphải là của người. Đó là sự bố thí của những kẻ mang lòng tà, lòng tham, cầu danh, cầu lợi mà bố thí, sợ oai lực của ma quỷ mà bố thí, muốn tránh tại nạn mà bố thí. Chữ này nghịch nghĩa với chữ Phật đàn, tức là bố thí mà không biết là đã bố thí, không biết bố thí cái gì vàbố thí cho ai, bố thí chỉ vì lòng từ bi vô biên mà thôi. Bố thí như thế còn gọi là Bố thí Ba-la-mật . Ma đạo : đường đi của ma, chốn luitới của ma, còn gọi là ma giới , tức cảnh giới của ma. Ma lực : sức mạnh tiêu cực, kích động những hành vị xấu hay hung ác. Ma nghiệp : nghiệp ác. Ma ngoại : là những kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp. Ma Phạm : (Mâra hay Brâma) tức là Ma vương ở cõi Phạm vương , gọi tắt là Ma Phạm . Chữ Ma vương đã được giải thích trên đây, đó là Thiên-hoá Tự tại vương , còn Ma Phạm hay Phạm vương hay Phạm thiên vương là Chúa tể của cõi Ta-bà này, quyền lực của Ma Phạm vượt lên đến chỗ cao nhất trong cõi Sắc giới , cai quản và điều hànhcả thế giới này. Kinh điển còn gọi« Ngài » là Ngọc Hoàng Thượng đế . Ma thiền : phép thiền định tà ma, sai lầm, liên hệ với ma quỷ, đi ngược với chánh đạo. Ma thuật : nói chung là những hànhvi mê tín, dị đoan, phản khoa học. Ma sự : chữ này rắc rối lắm, đại cương là những sự việc, những hành vi sai lầm, ngăn cản sự tu họcvà con đường chánh Pháp. Kẻ thực thi ma sự, là những kẻ chạy theo lục trần : yêu sắc đẹp, thích tiếng êm tai, ưa thích mùi thơm, miếng ngon, thích đụng chạm và sờ mó những gì ưa thích, ước mong những cảnh huống thích nghi. Ma sự cũng là việc làm của những người tu hành phá giới, chạy theo danh lợi, sắc dục. Ma sự cũng có thể dùng để chỉ người ngồithiền mà ngủ gục, bám vào những cảnh hiện ra khi thiền, cảm thấy bấn loạn, thấy cảnh dữ mà bỏ thiền. Người xuất gia mà thực thi ma sự tức là còn ham thích luận bàn thế sự, chiến tranh, tình yêu nam nữ, xu nịnh những hàng cư sĩhay người lui tới chùa có của cải, cúng dường nhiều, hoặc vướng vào phép bói toán, đoán số mệnh, ếm ma, trừ quỷ…
Phan tiep theo
DOI DIEU VE MA